Ủy ban nhân dân xã Giao Tân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam( 20/11/1982 – 20/11/2019)
       Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của cả nước kỉ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam . Được sự nhất trí của Thường trực Đảng ủy xã Giao Tân. Ngày 20/11/2019 UBND xã Giao Tân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam( 20/11/1982 – 20/11/2019).

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với các thầy giáo, cô giáo, chúng ta ai cũng có một niềm tin yêu của một thời thơ ấu, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng đang suy nghĩ về thầy cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu sắc và niềm kính yêu vô hạn.

​Đồng chí Hoàng Văn Đạt - Phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã đọc diễn văn ôn lại truyền thống ngành giáo dục, tóm tắt thành tích của 3 nhà trường trong năm học (2018-2019)

 Là người Việt Nam ai cũng nhớ tấm lòng truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”. Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta; Thầy cô là người cho chúng ta các kiến thức, chắp cánh cho ước mơ để chúng ta bay cao, bay xa, trang bị cho chúng ta hành trang tri thức vào đời để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Đồng chí Trần Hữu Nghị - Bí thư BCH Đảng bộ-Chủ tịch HĐND xã phát biểu động viên, ghi nhận những thành tích đã đạt được của các nhà trường 



Thầy giáo Đoàn Trung Tuyến – Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng trường THCS Giao Tân đại diện cho các thầy cô giáo của 3 nhà trường 
phát biểu cảm ơn.



Đồng chí Trần Hữu Nghị - Bí thư Đảng ủy-Chủ tịch HĐND xã
tặng hoa chúc mừng các thầy cô giáo đại diện 3 nhà trường


Ban đại diện cha mẹ học sinh của 3 nhà trường
tặng hoa chúc mừng các thầy cô giáo

       Ngày 20/11 – ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam, ngày mà cả xã hội đều quan tâm, đây là dịp để tôn vinh nghề giáo, để bày tỏ lòng tri ân với những con người mà chúng ta vẫn thường ví như là “ Người lái đò”. Đã có không ít những ca khúc, những áng văn thơ viết về Người thầy và cho dù có nhiều hơn chăng nữa cũng không thể nói hết tình thương yêu mà các thầy, các cô đã dành cho các em học sinh. Trong chúng ta, ai cũng đã từng đến trường, đã từng có thầy có cô và đã từng “ sang sông”; có thể giờ đây mỗi người có một vị trí xã hội khác nhau, công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chắc chắn rằng chúng ta không thể quên “ Người lái đò” năm xưa, bởi người Việt Nam luôn giữ đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”. Vì vậy, Đảng, Chính quyền và các ban ngành đoàn thể luôn coi việc quan tâm đến giáo dục, đầu tư cho giáo dục là trách nhiệm để cùng với các đơn vị trường học thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương./..


*Các tiết mục văn nghệ trong buổi Lễ kỷ niệm






 - Minh Hằng -

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1